Vẹo cột sống thắt lưng là tình trạng các đốt sống bị cong sang 1 bên hoặc bị xoay phức tạp. Đây được xem là một trong những bệnh lý xương khớp phổ biến ở trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên (10 – 15 tuổi), tỉ lệ xuất hiện cũng như mức độ cong vẹo của bé gái lớn hơn so với bé trai.
Trong nội dung dưới đây các bạn hãy cùng Daiviet Sport chia sẻ Nguyên nhân và các dạng cong vẹo cột sống thường gặp, từ đó hiểu hơn về tình trạng này nhé.
Các dạng cong vẹo cột sống thường gặp
Bệnh được chia thành 4 dạng, gồm:
- Vẹo cột sống bẩm sinh: Tình trạng vai nghiêng, vòng eo không đều, đầu nghiêng, hình dáng của cơ thể bị nghiêng qua trái hoặc phải.
- Vẹo cột sống thần kinh: Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất chính là sự thay đổi tư thế.
- Vẹo cột sống dính khớp: Người bệnh gặp các triệu chứng đau nhức hoặc cứng khớp tai lưng dưới, ngứa ran hoặc có cảm giác đau nhức chân khi đi bộ.
- Vẹo cột sống triệu chứng: Không đau nhưng có thể gây cảm giác khó chịu khi ngồi.
Nguyên nhân cong vẹo cột sống
Cong vẹo cột sống thường bắt nguồn từ các nguyên nhânh như: Sinh hoạt (đi, đứng, ngồi, nằm…) sai tư thế; Ăn uống thiếu dinh dưỡng; Trong gia đình có người bị cong vẹo cột sống….
- Nguyên nhân hàng đầu (chiếm khoảng 85% ca bệnh) là nguyên nhân tự phát ở tuổi vị thành niên. Đa số các bé ở trong độ tuổi đến trường đều có nguy cơ cao bị cong vẹo cột sống do mang cặp sách nặng khiến cho vai bị lệch, bàn ghế ngồi học không đạt tiêu chuẩn khiến ai tư thế.
- Di truyền: Một số trẻ sơ sinh bị cong vẹo cột sống từ khi mới sinh ra. Các yếu tố tác động trong quá trình người mẹ mang thai, hoặc sự phát triển của thai nhi diễn ra quá nhanh và không thích ứng kịp với cơ thể của mẹ cũng là nguyên nhân khiến cho cột sống của trẻ bị chèn ép, cong vẹo. Ngoài ra, các bệnh lý cơ, thần kinh, suy dinh dưỡng cũng khiến cho cột sống phát triển không bình thường.
- Bàn chân bẹt: Thống kê cho thấy có khoảng 30% trẻ em ở châu Á bị mắc chứng này. Hiểu một cách nôm na thì đây là tình trạng bạn chân không có vòm, khiến cho chân bị xoay đổi vào bên trong. Bàn chân bẹt khiến cho xương tại cẳng chân của trẻ bị xoay khi đi lại, chạy nhảy, từ đó khiến cho khớp gối cũng bị xoay lệch, dẫn tới đau, viêm, thậm chí là thoái hóa khớp gối. Nghiêm trọng hơn, sự lệch trục này dẫn tới chứng cong vẹo cột sống. Nếu như không được can thiệp và điều trị kịp thời sẽ gây ra những rắc rối trong sinh hoạt hàng ngày.
Bên cạnh đó, cũng có trường hợp trẻ em bị cong vẹo cột sống xuất phát từ nguyên nhân người lớn cho trẻ tập đi, đứng quá sớm.
Mong rằng với các thông tin được chia sẻ trong bài viết, các bạn hiểu hơn về Nguyên nhân và các dạng cong vẹo cột sống thường gặp. Nếu nhận thấy trẻ có những dấu hiệu thì nên đưa tới bệnh viện kiểm tra để được chẩn đoán và tư vấn từ các bác sĩ !